仲介、移工、留學生齊籲同胞勿觸法殺貓狗

仲介、移工、留學生齊籲同胞勿觸法殺貓狗

仲介、移工、留學生齊籲 越南同胞勿觸法殺貓狗
Các bạn Việt Nam xin đừng giết hại chó mèo

圖文/賴品潔
譯/玉霞
Bài & ảnh: Lại Phẩm Khiết
Dịch: Hà Nam

 

 

四方報與社團法人台灣動物平權促進會(TAEA)合作,發放越、印、泰、英語文宣品,向移民/工宣導不可觸法宰殺貓狗。
Báo Bốn Phương phối hợp cùng Hội Xúc tiến Quyền bình đẳng Động vật Đài Loan (TAEA) phát tờ rơi tuyên truyền di dân di công không được phạm pháp giết hại chó mèo bằng bốn thứ tiếng Việt Nam, Inđô, Thái Lan và tiếng Anh.

 

越南留學生阮文君(左)與移工朋友梅黃名(右)一同支持動平會理念,他們說會主動向不熟悉台灣法規的同胞宣傳。
Du học sinh Việt Nam Nguyễn Văn Quân (trái) cùng người bạn di công Mai Hoàng Danh (phải) đều ủng hộ quan điểm của TAEA và cho biết sẽ chủ động tuyên truyền với các bạn Việt Nam chưa nắm rõ pháp luật Đài Loan khác.  

 

近期網路上流傳越南移工殺狗的照片,引發台灣動物保護人士赴警政署、駐台北越南經濟文化辦事處抗議。鑑於多數移工不清楚台灣法令,四方報與社團法人台灣動物平權促進會(TAEA)合作,11月15日在「越菲印泰─鄉聚桃園」四國文化節現場發放越、印、泰、英語文宣品進行宣導。

Gần đây trên các trang mạng xuất hiện bức ảnh di công Việt Nam giết chó, dẫn đến cuộc kháng nghị của các nhân sĩ bảo vệ động vật Đài Loan tại Sở Cảnh Chính và Văn phòng Kinh tế & Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc. Trong thực trạng nhiều di công không nắm rõ về pháp luật Đài Loan, Báo Bốn Phương phối hợp với Hội Xúc tiến Quyền bình đẳng Động vật Đài Loan (TAEA) đã phát tờ rơi tuyên truyền bằng bốn thứ tiếng Việt Nam, Inđô, Thái Lan và tiếng Anh tại hoạt động "Văn hóa Đông Nam Á – Đào Viên hội tụ" diễn ra ngày 15 tháng 11 vừa qua.


越南華裔新住民陳德強任職好幫手人力資源管理顧問有限公司,他說狗肉在越南是招待客人的美食,但入境要隨俗,「有很多人為了一口狗肉被遣送回去很可惜!」常有移工不知道狗是人家養的,抓了來吃,一來犯了竊盜罪和動物保護法,二來飼主找上工廠算帳,老闆往往就遣送移工回國,傷人害己,他認為應該要加強宣導法規。

Anh Trần Đức Cường - Tân di dân người Việt gốc Hoa đang công tác tại Công ty TNHH HO-MASTER cho biết, thịt chó là món ngon để tiếp đãi khách quý của người Việt, nhưng nhập gia tùy tục, "có rất nhiều người chỉ vì thèm một miếng thịt chó mà bị trục xuất về nước thì thật đáng tiếc!". Có rất nhiều di công thường không biết chó ở đây là do các gia đình nuôi, liền bắt về ăn. Hành động này không chỉ vi phạm luật bảo vệ động vật và phạm vào tội trộm cắp, mà chủ nhân còn tìm đến công xưởng để hỏi tội, ông chủ thường sẽ đuổi những di công này về nước. Hại người hại cả ta, anh Cường cho rằng cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền hơn nữa.

 

越南華裔新住民陳德強表示,動平會印製宣導摺頁用意良好,他會在任職的人力仲介公司發放,提醒移工不能吃狗肉。
Anh Trần Đức Cường - Tân di dân người Việt gốc Hoa cho biết, công tác tuyên truyền của TAEA tương đối tốt, anh sẽ phát trong công ty môi giới của mình, nhắc nhở di công không được ăn thịt chó.

 

四方報越南編譯向越南移工解說動平會理念。
Biên dịch Báo Bốn Phương giải thích về nội dung tuyên truyền cho di công.

 

越南新住民雷秀貞在仲介公司擔任翻譯一年多,公司引進的大部分是越南廠工,沒有發生過宰殺貓狗的事件,她說越南社會近年因為吃貓狗不人道、觀感不佳,也出現拒吃的聲音。公司知道越南人愛吃狗肉,都會跟移工說明臺灣有動保法,觸犯法條會坐牢,甚至被雇主中止工作合約遣返回國。

Tân di dân Việt Nam Lôi Tú Trinh đảm nhận công việc phiên dịch tại một công ty môi giới được hơn năm nay cho biết, công nhân công ty cô hầu như đều là người Việt, nhưng chưa từng xảy ra vụ trộm cắp chó mèo nào. Cô nói, gần đây xã hội Việt Nam đã ý thức được việc ăn chó mèo là vô nhân đạo nên bắt đầu lên tiếng phản đối. Công ty biết người Việt thích ăn thịt chó đều tuyên truyền với di công rằng, tại Đài Loan có luật bảo vệ động vật, nếu phạm pháp sẽ bị ngồi tù, thậm chí còn bị chủ thuê cắt hợp đồng và đuổi về nước.

 

對於動保人士抗議活動中出現「滾回越南」等情緒性字眼,雷秀貞感嘆,畢竟各國飲食文化不同,「這麼說還蠻傷我們越南人的!」她舉出印尼人幾乎不吃豬肉,換作台灣人在當地遇到這種事,試想內心也會受傷。雷秀貞希望以和平的宣導方法來解決,有了動平會的越文摺頁更方便,她直說要多拿一點發給移工。

Về những câu như “cút về Việt Nam” xuất hiện trong cuộc kháng nghị của các nhân sĩ bảo vệ động vật vừa qua, Lôi Tú Trinh thở dài, dù sao nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia cũng khác nhau, “nói như vậy cũng sẽ tổn thương đến người Việt Nam chúng tôi!”. Cô lấy ví dụ, người Inđô hầu như không ăn thịt lợn, thử nghĩ xem nếu người Đài Loan gặp phải tình huống tương tự ở đó chắc hẳn cũng cảm thấy tổn thương. Lôi Tú Trinh hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết bằng các hoạt động tuyên truyền hòa bình, có các tờ tuyên truyền bằng tiếng Việt càng thuận tiện vì cô muốn lấy thêm để phát cho di công.

 

雷秀貞建議,宣導時除了文宣品,還可以擺放貓狗造型立牌,吸引移工拍照互動並感受動物的可愛,讓他們留下深刻印象。同時向移工強調殺貓狗行為犯法且有高額罰款,加上貓狗身上恐有寄生蟲、傳染病等不利人體健康,凸顯嚴重性達到嚇阻效果。雷秀貞也呼籲同胞多一點愛心,「因為貓狗是人類的好朋友。」

Lôi Tú Trinh cũng đề xuất, ngoài phát tờ rơi có thể đặt thêm tạo hình chó mèo để thu hút di công chụp hình để thấy được nét đáng yêu của chúng và để lại ấn tượng cho họ. Đồng thời phải nhấn mạnh với di công rằng, hành vi giết hại chó mèo vừa phạm pháp vừa bị phạt với số tiền lớn, hơn nữa nếu chó mèo có ký sinh trùng hay bệnh truyền nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Lôi Tú Trinh còn kêu gọi đồng bào cần có tình yêu thương hơn, “bởi chó mèo đều là bạn tốt của con người”

 

華通電腦印尼移工手拿動平會宣導摺頁
Các di công Inđô với tờ rơi tuyên truyền

 

越南移工阮氏江在桃園龍潭工廠上班,對臺灣人抗議越南移工吃狗肉一事並不知情,她個人不吃狗肉,相當贊同本次宣傳活動,「生活在哪裡就要遵守該國法律。」對於臺灣人的憤怒可想而知,她表示願意在工廠發放文宣,協助宣傳不能宰殺貓狗。

Di công Việt Nam Nguyễn Thị Giang đang làm việc tại công xưởng Longtan ở Đào Viên lại không hề biết về việc người Đài Loan kháng nghị di công Việt Nam ăn thịt chó. Vì không ăn thịt chó nên chị tương đối tán thành hoạt động lần này, “sống ở đâu nên tuân theo luật pháp ở đó”. Chỉ nghĩ thôi cũng biết người Đài Loan sẽ phẫn nộ đến mức nào, chị nói sẽ phát tờ cho mọi người trong công xưởng và cũng sẽ tuyên truyền mọi người không được giết hại chó mèo.

 

文化大學越南留學生阮文君有聽聞之前的動保抗議活動,知道台灣人痛惡殺貓狗之舉,對於同胞的違法行為也感到不好意思,認為破壞越南國家形象。他說,由於在越南無禁令,剛來台的同胞不知道台灣不可殺貓狗,在臺時間長的人才了解,而他們這些熟知台灣民情的人會協助宣傳,在臉書轉貼訊息,讓來臺的越南新鮮人知道。

Nguyễn Văn Quân – du học sinh Việt Nam tại trường Đại học Văn hóa đã biết về hoạt động kháng nghị bảo vệ động vật này, biết người Đài Loan rất phản cảm với hành vi giết hại chó mèo nên anh cũng cảm thấy xấu hổ trước những hành vi phạm pháp của người Việt. Anh cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến hình tượng Việt Nam trong mắt người Đài Loan. Anh giải thích, do Việt Nam không có lệnh cấm nên nhiều người Việt mới sang Đài Loan không biết ở đây không được giết hại chó mèo. Những người ở đây lâu rồi mới biết điều này và họ sẽ hỗ trợ tuyên truyền, chia sẻ thông tin trên facebook, giúp những người sang Đài Loan nắm rõ về pháp luật ở đây.

 

印尼新住民孫珮珊展示手臂上動平會的小狗刺青貼紙,她表示曾耳聞移工吃狗肉,若遇到移工朋友會請他們注意。
Với hình xăm chú chó của hội TAEA trên tay, Tân di dân Inđô Tôn Bội San đã biết về thông tin di công ăn thịt chó và cô sẽ nhắc nhở các bạn di công khác về vấn đề này.

 

動平會(TAEA)理事長林憶珊指出,臺灣人若能聽見移工對動保爭議的想法,有助於彼此了解並進一步討論,而透過移民/工自發地向同胞宣導,成效必定更好。四方報總編輯黃洛斐表示,動保爭議雖在台灣社群有熱烈討論,但因為文化語言隔閡,無法在移工圈發酵,更沒有雙向溝通,四方報做為移民/工媒體平台,將持續追蹤議題與採訪相關人士,讓少數的聲音被聽見。

Chủ tịch Hiệp hội TAEA Lâm Ức San cho biết, người Đài Loan nếu nghe được những ý kiến của di công về vấn đề bảo vệ động vật sẽ có ích cho việc hai bên tìm hiểu và thảo luận với nhau. Bên cạnh đó, di dân di công tuyên truyền với đồng bào mình sẽ càng có hiệu quả tốt hơn. Tổng biên tập Báo Bốn Phương Hoàng Lạc Phỉ cho biết, vấn đề bảo vệ động vật luôn được bàn luận sôi nổi tại Đài Loan, nhưng vì trở ngại về mặt văn hóa ngôn ngữ nên không thể phát huy tác dụng trong cộng đồng di công, càng không có sự giao lưu trao đổi giữa hai bên. Với tư cách là trang thông tin của di dân di công, Báo Bốn Phương sẽ tiếp tục đưa tin về vấn đề này và phỏng vấn các nhân sĩ liên quan, để những thanh âm nhỏ bé được vang xa.

 


其他活動資訊